Giáo án Tích hợp liên môn Toán 7
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Hệ thống lại cho học sinh trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương. Ôn lại kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số trung bình cộng, mốt, biểu đồ.
+ Nắm được di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. Biết được những ảnh hưởng của dân số với môi trường (Môn sinh học 9)
+ Hiểu được dân số, mức độ gia tăng dân số, ảnh hưởng của nó đối với lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống (Môn địa lý 9)
+ Biết quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân, chúng ta phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. (Môn giáo dục công dân 9)
+ Biết sự bùng nổ dân số ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, biết tảo hôn ảnh hưởng chất lượng giống nòi, khả năng phát triển thể chất và trí tuệ. (Môn ngữ văn 8)
- Kĩ năng:
+Hiểu và vận dụng được số trung bình, mốt của bảng số liệu trong các tình huống thực tế. Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng. Biết cách dựng biểu đồ cột tương ứng với biểu đồ đoạn thẳng.
+ Rèn kỹ năng hiểu biết về giới tính, từ đó có thể tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Từ đó tránh tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào các dân tộc miền núi.
+ Trang bị kiến thức cơ bản luật về hôn nhân gia đình, sống có lí tưởng và trách nhiệm với bản thân và người xung quanh.
+ Hiểu biết về sự gia tăng dân số có quan hệ đến cuộc sống, sự phát triển kinh tế của đất nước, quốc gia.
- Thái độ:
+ Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
+ Giáo dục cho học sinh về dân số, giới tính, sức khỏe, sinh sản vị thành niên, hôn nhân cận huyết.
+ Giáo dục cho học sinh về trình độ dân trí, nhân lực lao động, sự phát triển kinh tế, luật hôn nhân gia đình, luật an toàn giao thông, vi phạm các tệ nạn xã hội….
+ Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường sống, sống có trách nhiệm.
- Năng lực hướng tới: Tính toán, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, tự học, hợp tác,…
- Ý nghĩa của dự án
* Đối với thực tiễn dạy học.
– Nội dung bài học có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng toán thống kê vào thực tế.
– Giáo viên có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
* Đối với thực tế.
– Trang bị cho học sinh hiểu biết kế hoạch hóa gia đình, những vấn đề nóng mà xã hội quan tâm,…
– Giúp các em tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tránh tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào các dân tộc.
– Qua đó giáo dục cho các em nhận thức được ý nghĩa vai trò của giáo dục mở ra cánh cửa tri thức, giúp các em có hiểu biết về văn hóa, xã hội.
– Xác định được động cơ học tập cho bản thân, sống có lí tưởng và có ích cho xã hội. Các em có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng, bảo vệ quê hương thông qua các hành động hàng ngày.
– Biết tuyên truyền, giữ gìn, chăm sóc tốt cho môi trường sống của bản thân, gia đình, người xung quanh.
- PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm. Luyện tập thực hành. Đặt và giải quyết vấn đề. Thuyết trình đàm thoại….
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn mầu, tranh ảnh,…
- 2. Học sinh: SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra:
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
? Để điều tra 1 vấn đề nào đó em phải làm những công việc gì. ? Làm thế nào để đánh giá được những dấu hiệu đó. ? Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì. – Giáo viên đưa bảng phụ lên bảng.
? Tần số của một gía trị là gì, có nhận xét gì về tổng các tần số; bảng tần số gồm những cột nào. ? Để tính số ta làm như thế nào. ? Mốt của dấu hiệu là gì ? Kí hiệu. ? Người ta dùng biểu đồ làm gì. ? Thống kên có ý nghĩa gì trong đời sống.
Hoạt động 2: Ôn tập bài tập Bài tập 1: Cân nặng của 35 học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung được ghi lại như sau: (làm tròn đến kg)
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần số ? b) Tính số trung bình cộng? c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét về tình trạng sức khỏe cân nặng của học sinh lớp 7/1?
GV: Giáo dục học sinh qua bài: Tiêu chuẩn ăn uống nguyên tắc lập khẩu phần trong môn Sinh học 8. Trình chiếu chế độ dinh dưỡng cho người Việt Nam GV: Nhu cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi giống nhau hay khác nhau ? Vì sao? GV: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Hiện nay,trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển lại chiếm tỉ lệ cao do chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. GV: Do đó, khẩu phần ăn hằng ngày là rất quan trọng…Các em nên hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường nước, đất, bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học… để có được thức ăn sạch trách làm ảnh hưởng đến sức khỏe ,có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta….Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý nâng cao chất lựơng bữa ăn trong gia đình để trách bị suy dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều chất đạm, chất béo gây ra bệnh béo phì. Bài tập 2: Hãy quan sát biểu đồ ở hình vẽ (đơn vị của các cột là phần trăm) và trả lời các câu hỏi sau: a) Năm 2016 tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng là bao nhiêu? b) Từ năm 2009 đến năm 2016 tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng bao nhiêu? c) Sau bao nhiêu năm (từ năm 2009) thì học sinh đỗ đỗ đại học, cao đẳng tăng thêm 25%. GV: Bài toán cho gì, yêu cầu gì? GV: Hoạt động nhóm bàn trả lời các câu hỏi trên? GV: Báo cáo kết quả – nhận xét? GV: Quan sát biểu đồ biểu diễn số học sinh đỗ đại học, cao đẳng qua các năm em có nhận xét gì? GV: Quan sát ảnh sau hãy cho biết tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng dần có tác động như thế nào đến nền kinh tế? GV: Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước các gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái học hành tốt hơn, tỉ lệ đỗ đại học, cao đẳng ngày càng cao nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo kịp xu thế phát triển của thời đại. (tỉ lệ các ngành nghề kinh tế dần thay đổi trong tổng thu nhập GDP bình quân đầu người theo các năm) GV: Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào các trường học. (Ma túy, cờ bạc, mại dâm, game, bi – a….) dẫn đến chất lượng giáo dục còn nhiều vấn đề nhức nhối, tỉ lệ chuyên cần của học sinh còn thấp. GV: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến bản thân, gia đình, xã hội. (môn giáo dục công dân 8 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội) GV: Với cương vị là một giáo viên đồng thời cũng bậc làm cha, làm mẹ, tôi mong muốn chúng ta hãy quan tâm đến thế hệ trẻ nhiều hơn nữa vì đây là chủ nhân tương lai. Bài tập 3: Chấm 35 bài kiểm tra một tiết môn toán của học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung được ghi lại như sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần số ? b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng? c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt đọng nhóm thực hiện các yêu cầu của bài toán.
GV: Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau: Biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột có tác dụng gì?
? Để biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ hình chữ nhật cần biết bảng nào? GV: Qua bài các em hãy cố gắng học tập chăm chỉ xứng đáng con ngoan, trò giỏi, công dân có ích như Hồ Chủ Tịch sinh thời nhắn trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 – 1945 Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đó chính là lý tưởng sống”. Em hãy kể những hành động, việc làm thể hiện lí tưởng sống của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Môn giáo dục công dân 9 Bài 10: Sống có lý tưởng) GV: Bác nói về lí tưởng của mình: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” GV: Lý tưởng của các em là gì?
Bài tập 4: Kết quả điều tra về số cặp vợ chồng tảo hôn trong một xã miền núi được cho trong bảng sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần số ? b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng? c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét về tình trạng tảo hôn ở xã miền núi? GV: Học sinh lên bảng thực hiện bài bập GV: Chiều cao cột hay chiều dài của đoạn thẳng có quan hệ như thế nào với tần số?
GV: Theo em hiểu “Tảo hôn” (kết hôn sớm) là gì?
Cho học sinh qua sát một số hình ảnh sau và trả lời tảo hôn để lại những hậu quả gì?
GV: Tình trạng tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe mẹ và con, suy thoái giống nòi, chất lượng dân số thấp sẽ tạo ra vòng xoắn đói nghèo. GV: Khi học sinh trả lời được hậu quả của nạn tảo hôn thì hướng dẫn học sinh tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên qua môn học sinh học các em được tìm hiểu kĩ hơn ở lớp trên. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu gia tăng nhanh dân số. (ngữ văn 9 bài: “Bài toán dân số”) GV: Dân số là vấn đề bức thiết của thời đại, vì nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mọi vấn đề của một đất nước. Em hiểu như thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình?
GV: Theo em, dân số tăng nhanh sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội? GV: Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì ? g
|
Học sinh: + Thu thập số liệu + Lập bảng số liệu Học sinh: + Lập bảng tần số + Tìm , mốt của dấu hiệu. Học sinh: Lập biểu đồ.
Học sinh: + Dấu hiệu điều tra + Lập bảng tần số. + Tìm
Ë
HS: Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau. Ở trẻ em cao hơn người già, vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển đặc biệt là prôtêin, còn ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém. HS: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào: + Lứa tuổi:Trẻcon > người già + Giới tính:Nam > nữ + Hình thức lao động: Nặng > nhẹ + Trạng thái sinh lý: Ốm > khỏe
HS: Tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm.
HS: Đời sống của gia đình được nâng lên, nhà to hơn, đẹp hơn, nhiều nhà nghỉ, quán xá mọc lên.
HS: Biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột có tác dụng dễ nhìn, dễ so sánh HS: Để biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột cần biết bảng tần số hay bảng số liệu ban đầu.
HS: – – Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt – – Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung – – Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tởng chung của dân tộc, của nhân loại.
HS: Chiều cao cột hay chiều dài của đoạn thẳng có quan hệ tỉ lệ thuận với tần số.
HS: Tảo hôn là tình trạng hôn nhân giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn
HS: Nạn tảo hôn để lại những hậu quả + Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ + Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi + Làm mất cơ hội học tập và có việc làm. + Là nguyên nhân làm gia tăng nhanh số lượng dân số. + Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển. + Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội.
HS: -Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu. -Kế hoạch hóa gia đình: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con. HS: + Ô nhiễm môi trường + Nghèo, đói + Trình dộ dân trí thấp + Kinh tế kém phát triển
– Phát triển kinh tế, xã hội vùng cao để nâng cao nhận thức của người dân. – Tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. – Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả xã hội và những bệnh tật của trẻ em sinh ra. – Tích cực kêu gọi gia đình chung tay cùng chính quyền địa phương giám sát thực hiện “Luật hôn nhân và gia đình.”
|
I. Ôn tập lí thuyết
– Tần số là số lần xuất hiện của các giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu. – Tổng các tần số bằng tổng số các đơn vị điều tra (N) – Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số, kí hiệu là
– Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của hiện tượng. Từ đó dự đoán được các khả năng xảy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn. II. Ôn tập bài tập Bài tập 1: a) Bảng tần số
c, Nhận xét: Học sinh nhẹ cân nhất là 30kg, nặng nhất là 38 kg. Số cân nặng của các học sinh chủ yếu thuộc vào khoảng 30 – 34 kg.
Bài tập 2: Giải a) Năm 2016 tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng là 58% b) Từ năm 2009 đến năm 2016 tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng. c) Sau 6 năm (từ năm 2009) thì tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng 25%.
Bài tập 3: a. Dấu hiệu là: “Điểm kiểm tra một tiết môn toán của học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung” Lập lại bảng tần số
b, Biểu đồ: c, Nhận xét: Đa số các bạn được điểm 6 và điểm 7 Có 6 bạn bị điểm dưới trung bình Có 3 bạn làm bài rất tốt
Bài tập 4 Giải: a) Dấu hiệu: số cặp vợ chồng tảo hôn trong một xã miền núi. Bảng tần số:
b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng: c) Nhận xét về tình trạng tảo hôn ở xã miền núi: – Tỉ lệ tảo hôn ở xã miền núi cao.
|
- Củng cố: (7’)
Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm trong chương
- Hướng dẫn dặn dò về nhà : (2’)
– Ôn tập lí thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi ôn tập tr22 – SGK
– Làm lại các dạng bài tập của chương.
– Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
- RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………